Logo

TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ ĐIỀU TRA MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ

25/11/2024 In bài viết

Vị trí và chức năng

1. Trung tâm Quan trắc và Điều tra môi trường phóng xạ là tổ chức trực thuộc Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm, có chức năng tổ chức thực hiện điều tra, quan trắc địa chất môi trường, môi trường khoáng sản độc hại, phóng xạ; địa chất môi trường trong hoạt động thăm dò và khai thác khoáng sản phóng xạ, đất hiếm; thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công về địa chất, khoáng sản theo quy định pháp luật.
2. Trung tâm Quan trắc và Điều tra môi trường phóng xạ có con dấu, hạch toán phụ thuộc Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm, được mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy định của pháp luật; trụ sở tại thành phố Hà Nội.

Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Tham gia xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm của Liên đoàn; các đề án, nhiệm vụ điều tra, quan trắc địa chất môi trường, môi trường khoáng sản độc hại, phóng xạ; địa chất môi trường trong hoạt động thăm dò và khai thác khoáng sản phóng xạ, đất hiếm; dự án đầu tư phát triển của Liên đoàn.

2. Thực hiện các hạng mục công việc Nhà nước đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ do Liên đoàn giao theo kế hoạch hàng năm của các đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ về điều tra, quan trắc địa chất môi trường và môi trường khoáng sản độc hại, phóng xạ, đất hiếm; địa chất môi trường trong hoạt động thăm dò và khai thác khoáng sản phóng xạ, đất hiếm; địa chất đô thị, tai biến địa chất, di sản địa chất, công viên địa chất, quan trắc tai biến địa chất.
          3. Thực hiện các nhiệm vụ khác đo Liên đoàn phân công, gồm:
        a.
Cập nhật, xử lý thông tin, xác định đánh giá rủi ro, phân vùng rủi ro ô nhiễm phóng xạ, độc hại; theo dõi, giám sát các khu vực có nguy cơ xảy ra ô nhiễm phóng xạ
, độc hại.
          b.Chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu về địa chất môi trường, khoáng sản độc hại, phóng xạ, đất hiếm theo phân công của Liên đoàn trưởng.

        c.Tham gia xây dựng, thực hiện các đề án, dự án, nhiệm vụ về tai biến địa chất, di sản địa chất, công viên địa chất, quan trắc tai biến địa chất theo phân công của Liên đoàn trưởng.

       d.Tham gia xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về địa chất môi trường.
        e.Tham gia xác định ranh giới các khu vực có khoáng sản độc hại, phóng xạ theo phân công của Liên đoàn trưởng.
      f.Theo dõi, tổng hợp thông tin, số liệu, dữ liệu về điều tra, quan trắc địa chất môi trường và môi trường khoáng sản độc hại, phóng xạ, đất hiếm; địa chất môi trường trong hoạt động thăm dò và khai thác khoáng sản phóng xạ, đất hiếm trên phạm vi cả nước.

4. Thực hiện các hoạt động dịch vụ về địa chất, khoáng sản, gồm:

a. Tổ chức thi công các hạng mục công việc thuộc các hợp đồng dịch vụ địa chất, khoáng sản do Liên đoàn ký và giao đơn vị thực hiện.

b. Thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ theo phân cấp, uỷ quyền của Liên đoàn trưởng về: địa chất môi trường; địa chất đô thị; tai biến địa chất; khoanh định các khu vực có khoáng sản độc hại, phóng xạ; đánh giá tác động môi trường, cải tạo phục hồi môi trường; quan trắc môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

5. Thực hiện quy trình, quy phạm kỹ thuật trong sản xuất; thực hiện công tác an toàn lao động và vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong hoạt động của đơn vị theo quy định.

6. Nghiệm thu nội bộ các nhiệm vụ, công việc hoàn thành của đơn vị, trình Liên đoàn nghiệm thu cơ sở các nhiệm vụ được Liên đoàn giao.

7. Quản lý tài chính, tài sản và máy móc thiết bị được Liên đoàn giao; Quản lý tổ chức, vị trí việc làm; viên chức, người lao động; thực hiện cải cách hành chính; thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước và theo phân cấp của Liên đoàn trưởng.

8. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.

9.Thực hiện các nhiệm vụ khác do Liên đoàn trưởng giao.
       Cơ cấu tổ chức

1. Lãnh đạo Trung tâm Quan trắc và Điều tra môi trường phóng xạ có Giám đốc và các Phó Giám đốc. Số lượng Phó Giám đốc thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Liên đoàn trưởng và trước pháp luật về mọi hoạt động của Trung tâm và các nhiệm vụ được giao; xây dựng nội quy đơn vị; ký các văn bản chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các văn bản khác theo ủy quyền của Liên đoàn trưởng.

3. Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được Giám đốc phân công.

4. Viên chức và người lao động của Trung tâm thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công.



TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ ĐIỀU TRA MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ 7 NĂM XÂY DỰNG, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
     Trong quá trình phát triển của Liên đoàn Địa chất 10 (Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm ngày nay), công tác điều tra, đánh giá môi trường phóng xạ luôn được lãnh đạo các cấp quan tâm đồng thời với công tác điều tra, đánh giá, thăm dò khoáng sản xạ hiếm. Với kinh nghiệm hàng chục năm của đội ngũ cán bộ KHKT và năng lực của Liên đoàn trong lĩnh vực điều tra, đánh giá môi trường phóng xạ trên phạm vi cả nước, cùng yêu cầu về công tác quan trắc môi trường phóng xạ của đất nước và sự quan tâm của các cấp tại Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc Tài nguyên và Môi trường Quốc gia đến năm 2020”, trong đó, Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm được giao xây dựng và thực hiện mạng lưới quan trắc môi trường phóng xạ các mỏ khoáng sản. Từ những căn cứ đó, Trung tâm Quan trắc và Điều tra môi trường phóng xạ được thành lập ngày 23 tháng 03 năm 2012 theo Quyết định số 232/QĐ - ĐCXH, nằm trong khuân viên của Liên Đoàn Địa chất Xạ - Hiếm thuộc địa bàn phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Đến năm 2018, cùng với sự thay đổi chức năng nhiệm vụ của Liên đoàn, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm được điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định số 172/QĐ-ĐCXH, ngày 30/3/2018 của Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm. Theo đó, Trung tâm có chức năng tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá môi trường, quan trắc môi trường phóng xạ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Liên đoàn với các nhiệm vụ chuyên môn sau:
- Xây dựng và trình Liên Đoàn trưởng kế hoạch 5 năm, hàng năm trong lĩnh vực và phạm vi hoạt động của Trung tâm; các đề tài nghiên cứu, đề án điều tra, đánh giá môi trường, quan trắc môi trường phóng xạ, dự án đầu tư phát triển và các dự án sản xuất dịch vụ của Trung tâm.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra, đánh giá môi trường, quan trắc môi trường phóng xạ theo kế hoạch hàng năm được Liên đoàn giao. Thực hiện công tác quan trắc môi trường phóng xạ theo quy định về công tác an toàn bức xạ trong khu vực cơ sở làm việc của Liên đoàn. Tham gia hoặc chủ trì nghiệm thu các công trình địa chất hoàn thành theo phân cấp của Liên đoàn.
- Tham gia giám sát thi công các công trình địa chất trong các nhiệm vụ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản được Liên đoàn giao; phối hợp, tham gia tính tiền hoàn trả chi phí sử dụng số liệu, thông tin về kết quả điều tra, thăm dò khoáng sản của Nhà nước.
- Thực hiện các hoạt động dịch vụ, tư vấn điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản; điều tra, đánh giá môi trường, địa chất tai biến, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình; thực hiện công tác trắc địa, địa vật lý tổ chức hoạt động dịch vụ khác, theo quy định của pháp luật và theo ủy quyền của Liên Đoàn trưởng.
- Tham gia xây dựng quy trình, quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quan trắc, điều tra, đánh giá môi trường phóng xạ. Tổ chức thực hiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức kinh tế trong quản lý và sản xuất; thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
     Kế thừa năng lực và kinh nghiệm của Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm, trải qua 7 năm hình thành, xây dựng và phát triển, đến nay Trung tâm Quan trắc và Điều tra môi trường phóng xạ là đơn vị duy nhất trong lĩnh vực quan trắc, điều tra môi trường phóng xạ của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và cũng là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực quan trắc MTPX và điều tra, đánh giá môi trường phóng xạ của Bộ Tài nguyên và Môi trường; hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Với các trang thiết bị phục vụ công tác điều tra, đánh giá, quan trắc môi trường phóng xạ hiện có gồm:
- Máy đo phổ alpha RAD-7, xác định riêng biệt nồng độ các chất phóng xạ (Rn, Tn) phục vụ nghiên cứu môi trường khí phóng xạ.
- Máy đo liều bức xạ gamma, xác định liều tương đương bức xạ môi trường.
- Máy lấy mẫu khí, xác định hoạt độ các nhân phóng xạ trong môi trường không khí.
- Máy phân tích phổ gamma phân giải cao, tinh thể HP-Ge siêu tinh khiết, có khả năng phân tích hầu hết các nhân phóng xạ trong các mẫu đất, mẫu nước, mẫu khí phục vụ nghiên cứu môi trường.
- Máy phân tích tổng hoạt độ alpha, beta UMF-2000, xác định riêng biệt tổng hoạt độ alpha beta trong mẫu môi trường.
- Máy phân tích nhanh hàm lượng các kim loại nặng trong nước.
     Từ năm 2009 đến 2014, trong lĩnh vực Quan trắc môi trường phóng xạ, Liên đoàn, sau là Trung tâm đã thiết kế xây dựng và tiến hành quan trắc môi trường phóng xạ trên 27 điểm trạm mỏ khoáng sản thuộc phạm vi 16 tỉnh; Từ năm 2014 đến nay, nhiệm vụ này được chuyển sang nguồn vốn đặc thù, hàng năm Trung tâm tiến hành quan trắc môi trường phóng xạ trên 16 điểm trạm từ Quảng Nam trở ra các tỉnh phía Bắc.
 Ngày 12/1/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 90/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc TN&MT quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030 thay thế Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg. Quyết định số 90/QĐ-TTg xác định mục tiêu tổng quát nhằm xây dựng hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia hợp lý, thống nhất, đồng bộ, hiện đại và sẽ giải quyết được nhiều việc chưa thực hiện được trong thời gian qua theo Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg. Theo Quyết định số 90/QĐ-TTg giai đoạn 2016 - 2025, số các mỏ khoáng sản độc hại cần quan trắc là 39 mỏ và trạm đặt tại trung tâm Hà Nội (trong đó 25 mỏ, điểm khoáng sản phóng xạ và 14 mỏ, điểm khoáng sản độc hại khác gồm thủy ngân, arsen, asbest). Đây sẽ là căn cứ quan trọng để phát triển bền vững Trung tâm không những về môi trường các khoáng sản phóng xạ mà còn về môi trường các khoáng sản độc hại khác.
     Trung tâm đã đăng ký hoạt động quan trắc môi trường và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường về lĩnh vực phóng xạ số hiệu VIMCERTS 095 theo Quyết định số 1537/QĐ-BTNMT ngày 19/6/2015.
     Trong công tác điều tra, đánh giá môi trường: Trung tâm đã kế thừa và phát huy bề dày hoạt động trong lĩnh vực điều tra, đánh giá môi trường phóng xạ với gần 30 năm đáng tự hào của Liên đoàn.
    Từ những năm 1995, khi công tác nghiên cứu môi trường nói chung, môi trường phóng xạ nói riêng ở nước ta mới được bắt đầu, chỉ là một trong các nội dung của đề án điều tra, đánh giá khoáng sản. Với quy mô là một đội thuộc tổ đề án, thực hiện các nhiệm vụ đánh giá môi trường, những con người địa chất xạ hiếm đã thực hiện hầu hết các nội dung nghiên cứu về môi trường và môi trường phóng xạ như các đề án môi trường đo thị Chân Mây, Đà Lạt, các mỏ khoáng sản phóng xạ thuộc vùng Quảng Nam - Đà Nẵng như mỏ: urani trong than Nông Sơn, urani trong graphit Tiên An, urani Khe Cao - Khe Hoa…
    Từ năm 2000 - 2006, khi đất nước bắt đầu bước vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi công tác nghiên cứu môi trường phóng xạ nói riêng phải tiền hành một cách bài bản và toàn diện hơn, làm cơ sở để quy hoạch, phát triển bền vững đất nước; những cán bộ kỹ thuật của Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm (là những người tham gia xây dựng Trung tâm) đã triển khai và thực hiện thành công các đề án điều tra đánh giá môi trường phóng xạ đầu tiên trong ngành Địa chất nói riêng và cả nước nói chung, đó là: “Điều tra hiện trạng môi trường phóng xạ, khả năng ảnh hưởng và biện pháp khắc phục trên một số mỏ phóng xạ, mỏ có chứa phóng xạ ở Lai Châu, Cao Bằng và Quảng Nam”; “Điều tra hiện trạng môi trường phóng xạ trên các mỏ Đông Pao, Thèn Sin, Tam Đường tỉnh Lai Châu; Mường Hum tỉnh Lào Cai; Yên Phú tỉnh Yên Bái; Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ; An Điềm, Ngọc Kinh - Sườn Giữa tỉnh Quảng Nam” và “Điều tra chi tiết hiện trạng môi trường phóng xạ bản Dấu Cỏ, xã Đông Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ tỷ lệ 1:1.000, phục vụ quy hoạch dân cư và phát triển kinh tế xã hội khu vực”.
     Từ năm 2008 - 2014, Trung tâm đã thực hiện thành công nhiệm vụ “Khoanh định diện tích chứa khoáng sản độc hại và đánh giá khả năng ảnh hưởng môi trường trên lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền) phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững”. Đây là một trong những dự án rất quan trọng và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội khá lớn, đó là đã tổng hợp toàn bộ công tác điều tra, đánh giá khoáng sản ở Việt Nam những năm qua, đồng thời khoanh định những khu vực có dấu hiệu, nguy cơ có khoáng sản độc hại để điều tra, khoanh định chi tiết, phục vụ phát triển bền vững đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
     Ngoài ra, các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm còn thực hiện hầu hết các dự án, đề án liên quan đến công tác điều tra, đánh giá môi trường phóng xạ trên các mỏ đất hiếm vùng Tây Bắc Việt Nam; nghiên cứu các quy trình, phương pháp điều tra, đánh giá môi trường trên thế giới và trong nước để áp dụng một cách hiệu quả và phù hợp với các quy chuẩn, quy định về an toàn bức xạ ở Việt Nam hiện nay.
     Hiện nay Trung tâm đang tổ chức thực hiện 02 nhiệm vụ điều tra, đánh giá môi trường phóng xạ: “Đánh giá chi tiết các diện tích có nguy cơ ô nhiễm môi trường phóng xạ trên địa bàn các tỉnh Nghệ An – Cao Bằng để thông báo cho chính quyền địa phương phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững” và “Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường phóng xạ tại địa bàn một số tỉnh Trung Trung Bộ và đề xuất các giải pháp phòng ngừa phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững”. Ngoài ra Trung tâm là đơn vị phối hợp thực hiện nhiệm vụ “Đánh giá chi tiết các diện tích ô nhiễm phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc để thông báo cho UBND cấp tỉnh phối hợp lập kế hoạch và triển khai thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm giảm đến mức thấp nhất tác hại đôi với con người” do Liên đoàn Vật lý Địa chất chủ trì.
     Công tác nghiên cứu khoa học: Ngoài công tác chuyên môn trong các đề án, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Quan trắc và Điều tra môi trường phóng xạ còn tham gia các đề tài nghiên cứu để phát triển chuyên môn trong lĩnh vực quan trắc, điều tra môi trường phóng xạ, đó là đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học để ban hành Thông tư quy định kỹ thuật về công tác điều tra, đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng, tác động của khoáng sản độc hại đến môi trường khu vực và người dân địa phương nơi có khoáng sản độc hại”. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã dự thảo được Thông tư quy định kỹ thuật về công tác điều tra, đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng, tác động của khoáng sản độc hại đến môi trường trình Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 06/2015/TT-BTNMT ngày 25/2/2015 làm căn cứ pháp lý cho công tác triển khai thực tế của các đơn vị cũng như công tác quản lý, quy hoạch của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. Đề tài  “Nghiên cứu xác lập mô hình phát tán khí phóng xạ”. Trên cơ sở các thông số về đặc điểm thời tiết, khí hậu; đặc điểm về địa hình, địa mạo; đề tài đã xác lập được mô hình phát tán khí phóng xạ, phục vụ tốt cho công tác quan trắc, điều tra, đánh giá môi trường phóng xạ nói chung.
      Các hoạt động sản xuất khác: Được sự ủy quyền của Liên đoàn, Trung tâm đã thực hiện một số nhiệm vụ thăm dò khoảng sản thuộc tỉnh Lào Cai và các dịch vụ địa vật lý khác trên phạm vi cả nước như: thăm dò quặng apatit khai trường 25 xã Quang Kim và xã Bản Qua, huyện Bát Xát; thăm dò quặng cao lanh - fespat xã Làng Giàng, xã Hòa Mạc và xã Khánh Yên Trung, huyện Văn Bàn. Các nhiệm vụ này đã góp phần nâng cao năng lực chuyên môn về địa chất, khoáng sản cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và góp phần phát triển đa dạng các hoạt động sản xuất của Trung tâm.
Kế thừa được những thành tựu của Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm trong 40 năm qua, chặng đường 7 năm xây dựng, hội nhập và phát triển; dưới sự quan tâm chỉ đạo của Liên đoàn, Trung tâm Quan trắc và Điều tra môi trường phóng xạ đã gặt hái được những thành công ban đầu quan trọng. Trước thời cơ lớn cũng như thách thức không nhỏ, ngoài sự quan tâm chỉ đạo Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm, đòi hỏi Lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong Trung tâm phải ra sức phấn đấu với tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, vượt khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng Trung tâm phát triển bền vững, khẳng định vai trò là một thành tố quan trọng trong sự phát triển của Liên đoàn, xứng đáng với truyền thống 40 năm vẻ vang của Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm.


Kỷ niệm 35 năm thành lập Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm 1978 - 2013
Hào khí Viêt Nam (Liên đoàn ĐỊa chất Xạ - Hiếm)
Văn nghệ Hội nghị Đại biểu Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm năm 2016
Phân tích mẫu trên thiết bị ORTEC GEM 30

Phân tích mẫu trên thiết bị ORTEC GEM 30

Hệ thống ICP-MS Agilent 7700x
Hệ thống ICP-MS Agilent 7700x
Nghiền mịn mẫu đất đá
Nghiền mịn mẫu đất đá

Hình ảnh liên đoàn

Copyrights 2017 Geological Division for Radioactive And Rare Elements. All rights reserved.