MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ TRONG THỜI GIAN TỚI
In bài viết
I. Khái quát về công tác điều tra, khảo sát và quan trắc môi trường phóng xạ tại Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm
Công tác điều tra, khảo sát môi trường phóng xạ được Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm triển khai thực hiện từ thập niên 90 của thế kỷ XX. Các nhiệm vụ môi trường ban đầu được thực hiện tại các tỉnh, thành phố, khu công nghiệp tập trung dân cư. Từ năm 2002, Liên đoàn đã triển khai thực hiện các đề án, đề tài điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường phóng xạ tại các khu vực mỏ khoáng sản phóng xạ, chứa phóng xạ trên phạm vi toàn quốc. Tại những khu vực điều tra, khảo sát đã khoanh định được các diện tích ô nhiễm phóng xạ, đưa ra các giải pháp phòng tránh, giảm thiểu ảnh hưởng đối với dân cư và thông báo cho chính quyền địa phương để cắm mốc cảnh báo. Liên đoàn cũng đã chủ động phối hợp với các tỉnh thực hiện các nhiệm vụ điều tra hiện trang môi trường phóng xạ phục vụ cho công tác quy hoạch, an sinh xã hội... trên mỗi địa bàn thực hiện.
Để công tác môi trường được thực hiện theo hướng chuyên môn hóa, đáp ứng được yêu cầu các nhiệm vụ môi trường hiện nay, được sự đồng ý của Tổng cục, năm 2012 Liên đoàn đã thành lập Trung tâm Quan trắc và Điều tra Môi trường phóng xạ, là đơn vị chuyên về điều tra, khảo sát, quan trắc môi trường phóng xạ và các loại hình môi trường khoáng sản độc hại khác, với lực lượng kỹ thuật được duy trì hàng năm gần 30 người. Đến nay, Trung tâm đã được giao thực hiện nhiều nhiệm vụ điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường tại các mỏ khoáng sản độc hại trên địa bàn cả nước. Song song với công tác điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường, công tác quan trắc môi trường phóng xạ đã được Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm triển khai từ những năm 2002, là một nhiệm vụ trong công tác điều tra, đánh giá môi trường phóng xạ. Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt "Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường Quốc gia đến năm 2020". Trên cơ sở đó, Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm đã tiến hành triển khai dự án đầu tư “Xây dựng các trạm quan trắc môi trường phóng xạ các mỏ khoáng sản giai đoạn 2007-2010”; đồng thời Liên đoàn cũng đã xây dựng đề án trình Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, triển khai thực hiện quan trắc 27 trạm tại các mỏ khoáng sản trên địa bàn 16 tỉnh trong cả nước theo đề án "Quan trắc môi trường phóng xạ các mỏ khoáng sản giai đoạn 2009-2010". Trong quá trình thực hiện, Liên đoàn đã hoàn thiện hệ phương pháp quan trắc môi trường phóng xạ, xây dựng quy trình quan trắc đáp ứng yêu cầu thực tế, đồng thời xây dựng, đào tạo đội ngũ quan trắc viên đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Tiếp nối đề án này, năm 2014, Liên đoàn đã lập và được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục đồng ý giao thực hiện nhiệm vụ "Quan trắc thường xuyên môi trường phóng xạ các mỏ khoáng sản". Kết quả, công tác quan trắc đã thu thập được bộ số liệu các thông số môi trường phóng xạ tại các mỏ khoáng sản, kịp thời thông báo cho các cấp quản lý (Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Tổng cục Môi trường) khi có sự biến động về môi trường trong quá trình quan trắc. Hàng năm, Liên đoàn đã gửi báo cáo 6 tháng và cuối năm cho các cấp quản lý về các hoạt động quan trắc.
II. Một số định hướng các hoạt động điều tra, khảo sát và quan trắc môi trường các mỏ khoáng sản độc hại
Điều 6, Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật khoáng sản số 60/2010/QH12; theo đó Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm điều tra, đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng và các khu vực bị ảnh hưởng, tác động bởi khoáng sản độc hại; đề xuất các giải pháp phòng ngừa tác động của khoáng sản độc hại đến môi trường khu vực và người dân địa phương nơi có khoáng sản độc hại; thông báo và bàn giao tài liệu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản độc hại... Để cụ thể hóa các nội dung trên, Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm đề xuất triển khai một số nhiệm vụ mang tính định hướng của công tác quan trắc và điều tra môi trường phóng xạ và các khoáng sản độc hại trong thời gian tới như sau:
1. Rà soát, tổng quan hiện trạng môi trường tại các khu vực có mức liều chiếu xạ cao trên toàn lãnh thổ Việt Nam, các mỏ khoáng sản độc hại được khuyến cáo tiềm ẩn nguy cơ về ô nhiễm môi trường đối với các khu vực dân cư lân cận, từ đó đề xuất các khu vực cần tiếp tục điều tra khảo sát hiện trạng môi trường phóng xạ với tỷ lệ lớn (1:10.000, 1:5.000) đánh giá các diện tích có nguy cơ ô nhiễm để thông báo cho chính quyền địa phương phục vụ quy hoạch, phát triển kinh tế xã hội bền vững. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị trong Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thực hiện hoàn thiện bản đồ phóng xạ môi trường tỷ lệ 1:250.000 trên phạm vi toàn quốc...
2. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ “Đánh giá chi tiết các diện tích có nguy cơ ô nhiễm môi trường phóng xạ trên địa bàn các tỉnh Nghệ An và Cao Bằng để thông báo cho chính quyền địa phương phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững” (do Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm chủ trì) và nhiệm vụ “Đánh giá chi tiết các diện tích ô nhiễm phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam để thông báo cho UBND cấp tỉnh phối hợp lập kế hoạch và triển khai thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm giảm đến mức thấp nhất tác hại đối với con người” (do Liên đoàn Vật lý Địa chất chủ trì). Tại những diện tích được khoanh định không an toàn về phóng xạ, cần có những giải pháp, đề xuất giảm thiểu ảnh hưởng đối với dân cư sinh sống, kịp thời thông báo cho chính quyền các tỉnh trên phục vụ quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội.
3. Đề xuất với các cấp thẩm quyền sớm cho phép xây dựng và triển khai dự án đầu tư xây dựng bổ sung các trạm quan trắc môi trường tại các mỏ khoáng sản độc hại theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2016 về việc "Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" của Thủ Tướng Chính phủ. Đồng thời tiếp tục phát triển mạng lưới quan trắc môi trường phóng xạ theo hướng tập trung vào các mỏ phóng xạ chứa phóng xạ có trữ lượng lớn, các mỏ có các thân quặng bị phong hóa lộ trên bề mặt dễ xảy ra phát tán các chất phóng xạ vào môi trường, gần khu vực dân cư sinh sống, đặc biệt là các mỏ khoáng sản hiện đang và chuẩn bị tiến hành khai thác chế biến.
4. Công tác môi trường trong lĩnh vực khai thác, chế biến mỏ khoáng sản phóng xạ, chứa phóng xạ hiện chưa được quan tâm đúng mức, vì bản thân quặng và các sản phẩm khác từ các mỏ này, nếu không được xử lý tốt vẫn còn hàm lượng các nguyên tố phóng xạ, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người (ví dụ như than chứa phóng xạ được khai thác và đem đi tiêu thụ hoặc đất đá khu vực mỏ chứa phóng xạ được đem đi san lấp, giải phóng mặt bằng, làm vật liệu xây dựng... có thể gây phát tán các chất phóng xạ ra môi trường). Hiện nay, nhiều mỏ khoáng sản có chứa phóng xạ đã và đang đi vào khai thác, chế biến. Vì vậy, cần phải xây dựng quy trình và tiến hành giám sát môi trường phóng xạ đối với các loại hình mỏ trên.
5. Tiếp tục phát triển năng lực hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật về điều tra, quan trắc môi trường phóng xạ và đánh giá tác động môi trường. Hoàn thiện hệ phương pháp giám sát môi trường phóng xạ tại các mỏ phóng xạ, chứa phóng xạ và các mỏ khoáng sản độc hại đang tiến hành khai thác, chế biến.
Để thực hiện công tác điều tra, khảo sát và quan trắc môi trường khoáng sản độc hại trong thời gian tới, tác giả xin có một số đề xuất cụ thể như sau:
1. Các trang thiết bị phục vụ công tác điều tra khảo sát và quan trắc môi trường phóng xạ được được trang bị và sử dụng đã lâu, một số trang thiết bị đã lạc hậu về công nghệ, chưa được nâng cấp, số lượng thiết bị được đầu tư còn ít, đặc biệt là các thiết bị phân tích trong phòng. Các thiết bị phân tích môi trường phóng xạ có độ nhạy cao, thời gian phân tích lâu nên nhiều khi không đáp ứng được tiến độ, chất lượng công tác chuyên môn. Vì vậy, Liên đoàn cần được đầu tư các trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là các thiết bị phân tích hoạt độ các nhân phóng xạ, phân tích tổng hoạt độ alpha, beta; các thiết bị phục vụ công tác hiện trường và phân tích trong phòng các khoáng sản độc hại ngoài phóng xạ; các phần mềm chuyên môn phục vụ dự báo, cảnh báo ô nhiễm phóng xạ môi trường.
2. Tiếp tục quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kỹ thuật làm công tác môi trường của đơn vị, đảm bảo đáp ứng tốt các nhiệm vụ môi trường trong điều kiện hiện nay.
3. Để các đề án, nhiệm vụ đã triển khai thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương phục vụ phát triển kinh tế xã hội, trong những năm tiếp theo, cần được bố trí đủ kinh phí theo đúng lịch trình tiến độ thực hiện các nhiệm vụ như đã được phê duyệt.
4. Các văn bản pháp lý về giới hạn cho phép các thành phần môi trường phóng xạ tại Việt Nam chưa đầy đủ, nên việc đánh giá các số liệu môi trường phóng xạ gặp nhiều khó khăn. Do đó, đề nghị Tổng cục tiếp tục đề xuất các các cơ quan chức năng sớm xây dựng và ban hành các giới hạn cho phép hoạt độ phóng xạ trong các đối tượng môi trường.
5. Hiện nay, Trung tâm QT&ĐT MTPX, Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm là đơn vị duy nhất trong cả nước có đầy đủ chức năng, pháp lý thực hiện các hoạt động dịch vụ quan trắc, giám sát môi trường phóng xạ theo Nghị định 127/2014/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ. Phòng phân tích thí nghiệm đã được cấp chứng chỉ VILAS cho các hoạt động phân tích môi trường phóng xạ. Trung tâm có đầy đủ đội ngũ kỹ thuật để thực hiện các hoạt động điều tra, đánh giá và quan trắc môi trường phóng xạ có thể đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của các nhà quản lý và các đơn vị sản xuất. Vì vậy, Trung tâm cần tiếp tục nhận được sự quan tâm, phát triển theo hướng chuyên sâu về lĩnh vực môi trường các mỏ khoáng sản độc hại nói riêng và các loại hình mỏ khoáng sản khác.
Để công tác môi trường được thực hiện theo hướng chuyên môn hóa, đáp ứng được yêu cầu các nhiệm vụ môi trường hiện nay, được sự đồng ý của Tổng cục, năm 2012 Liên đoàn đã thành lập Trung tâm Quan trắc và Điều tra Môi trường phóng xạ, là đơn vị chuyên về điều tra, khảo sát, quan trắc môi trường phóng xạ và các loại hình môi trường khoáng sản độc hại khác, với lực lượng kỹ thuật được duy trì hàng năm gần 30 người. Đến nay, Trung tâm đã được giao thực hiện nhiều nhiệm vụ điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường tại các mỏ khoáng sản độc hại trên địa bàn cả nước. Song song với công tác điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường, công tác quan trắc môi trường phóng xạ đã được Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm triển khai từ những năm 2002, là một nhiệm vụ trong công tác điều tra, đánh giá môi trường phóng xạ. Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt "Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường Quốc gia đến năm 2020". Trên cơ sở đó, Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm đã tiến hành triển khai dự án đầu tư “Xây dựng các trạm quan trắc môi trường phóng xạ các mỏ khoáng sản giai đoạn 2007-2010”; đồng thời Liên đoàn cũng đã xây dựng đề án trình Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, triển khai thực hiện quan trắc 27 trạm tại các mỏ khoáng sản trên địa bàn 16 tỉnh trong cả nước theo đề án "Quan trắc môi trường phóng xạ các mỏ khoáng sản giai đoạn 2009-2010". Trong quá trình thực hiện, Liên đoàn đã hoàn thiện hệ phương pháp quan trắc môi trường phóng xạ, xây dựng quy trình quan trắc đáp ứng yêu cầu thực tế, đồng thời xây dựng, đào tạo đội ngũ quan trắc viên đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Tiếp nối đề án này, năm 2014, Liên đoàn đã lập và được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục đồng ý giao thực hiện nhiệm vụ "Quan trắc thường xuyên môi trường phóng xạ các mỏ khoáng sản". Kết quả, công tác quan trắc đã thu thập được bộ số liệu các thông số môi trường phóng xạ tại các mỏ khoáng sản, kịp thời thông báo cho các cấp quản lý (Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Tổng cục Môi trường) khi có sự biến động về môi trường trong quá trình quan trắc. Hàng năm, Liên đoàn đã gửi báo cáo 6 tháng và cuối năm cho các cấp quản lý về các hoạt động quan trắc.
II. Một số định hướng các hoạt động điều tra, khảo sát và quan trắc môi trường các mỏ khoáng sản độc hại
Điều 6, Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật khoáng sản số 60/2010/QH12; theo đó Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm điều tra, đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng và các khu vực bị ảnh hưởng, tác động bởi khoáng sản độc hại; đề xuất các giải pháp phòng ngừa tác động của khoáng sản độc hại đến môi trường khu vực và người dân địa phương nơi có khoáng sản độc hại; thông báo và bàn giao tài liệu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản độc hại... Để cụ thể hóa các nội dung trên, Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm đề xuất triển khai một số nhiệm vụ mang tính định hướng của công tác quan trắc và điều tra môi trường phóng xạ và các khoáng sản độc hại trong thời gian tới như sau:
1. Rà soát, tổng quan hiện trạng môi trường tại các khu vực có mức liều chiếu xạ cao trên toàn lãnh thổ Việt Nam, các mỏ khoáng sản độc hại được khuyến cáo tiềm ẩn nguy cơ về ô nhiễm môi trường đối với các khu vực dân cư lân cận, từ đó đề xuất các khu vực cần tiếp tục điều tra khảo sát hiện trạng môi trường phóng xạ với tỷ lệ lớn (1:10.000, 1:5.000) đánh giá các diện tích có nguy cơ ô nhiễm để thông báo cho chính quyền địa phương phục vụ quy hoạch, phát triển kinh tế xã hội bền vững. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị trong Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thực hiện hoàn thiện bản đồ phóng xạ môi trường tỷ lệ 1:250.000 trên phạm vi toàn quốc...
2. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ “Đánh giá chi tiết các diện tích có nguy cơ ô nhiễm môi trường phóng xạ trên địa bàn các tỉnh Nghệ An và Cao Bằng để thông báo cho chính quyền địa phương phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững” (do Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm chủ trì) và nhiệm vụ “Đánh giá chi tiết các diện tích ô nhiễm phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam để thông báo cho UBND cấp tỉnh phối hợp lập kế hoạch và triển khai thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm giảm đến mức thấp nhất tác hại đối với con người” (do Liên đoàn Vật lý Địa chất chủ trì). Tại những diện tích được khoanh định không an toàn về phóng xạ, cần có những giải pháp, đề xuất giảm thiểu ảnh hưởng đối với dân cư sinh sống, kịp thời thông báo cho chính quyền các tỉnh trên phục vụ quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội.
3. Đề xuất với các cấp thẩm quyền sớm cho phép xây dựng và triển khai dự án đầu tư xây dựng bổ sung các trạm quan trắc môi trường tại các mỏ khoáng sản độc hại theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2016 về việc "Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" của Thủ Tướng Chính phủ. Đồng thời tiếp tục phát triển mạng lưới quan trắc môi trường phóng xạ theo hướng tập trung vào các mỏ phóng xạ chứa phóng xạ có trữ lượng lớn, các mỏ có các thân quặng bị phong hóa lộ trên bề mặt dễ xảy ra phát tán các chất phóng xạ vào môi trường, gần khu vực dân cư sinh sống, đặc biệt là các mỏ khoáng sản hiện đang và chuẩn bị tiến hành khai thác chế biến.
4. Công tác môi trường trong lĩnh vực khai thác, chế biến mỏ khoáng sản phóng xạ, chứa phóng xạ hiện chưa được quan tâm đúng mức, vì bản thân quặng và các sản phẩm khác từ các mỏ này, nếu không được xử lý tốt vẫn còn hàm lượng các nguyên tố phóng xạ, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người (ví dụ như than chứa phóng xạ được khai thác và đem đi tiêu thụ hoặc đất đá khu vực mỏ chứa phóng xạ được đem đi san lấp, giải phóng mặt bằng, làm vật liệu xây dựng... có thể gây phát tán các chất phóng xạ ra môi trường). Hiện nay, nhiều mỏ khoáng sản có chứa phóng xạ đã và đang đi vào khai thác, chế biến. Vì vậy, cần phải xây dựng quy trình và tiến hành giám sát môi trường phóng xạ đối với các loại hình mỏ trên.
5. Tiếp tục phát triển năng lực hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật về điều tra, quan trắc môi trường phóng xạ và đánh giá tác động môi trường. Hoàn thiện hệ phương pháp giám sát môi trường phóng xạ tại các mỏ phóng xạ, chứa phóng xạ và các mỏ khoáng sản độc hại đang tiến hành khai thác, chế biến.
Để thực hiện công tác điều tra, khảo sát và quan trắc môi trường khoáng sản độc hại trong thời gian tới, tác giả xin có một số đề xuất cụ thể như sau:
1. Các trang thiết bị phục vụ công tác điều tra khảo sát và quan trắc môi trường phóng xạ được được trang bị và sử dụng đã lâu, một số trang thiết bị đã lạc hậu về công nghệ, chưa được nâng cấp, số lượng thiết bị được đầu tư còn ít, đặc biệt là các thiết bị phân tích trong phòng. Các thiết bị phân tích môi trường phóng xạ có độ nhạy cao, thời gian phân tích lâu nên nhiều khi không đáp ứng được tiến độ, chất lượng công tác chuyên môn. Vì vậy, Liên đoàn cần được đầu tư các trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là các thiết bị phân tích hoạt độ các nhân phóng xạ, phân tích tổng hoạt độ alpha, beta; các thiết bị phục vụ công tác hiện trường và phân tích trong phòng các khoáng sản độc hại ngoài phóng xạ; các phần mềm chuyên môn phục vụ dự báo, cảnh báo ô nhiễm phóng xạ môi trường.
2. Tiếp tục quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kỹ thuật làm công tác môi trường của đơn vị, đảm bảo đáp ứng tốt các nhiệm vụ môi trường trong điều kiện hiện nay.
3. Để các đề án, nhiệm vụ đã triển khai thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương phục vụ phát triển kinh tế xã hội, trong những năm tiếp theo, cần được bố trí đủ kinh phí theo đúng lịch trình tiến độ thực hiện các nhiệm vụ như đã được phê duyệt.
4. Các văn bản pháp lý về giới hạn cho phép các thành phần môi trường phóng xạ tại Việt Nam chưa đầy đủ, nên việc đánh giá các số liệu môi trường phóng xạ gặp nhiều khó khăn. Do đó, đề nghị Tổng cục tiếp tục đề xuất các các cơ quan chức năng sớm xây dựng và ban hành các giới hạn cho phép hoạt độ phóng xạ trong các đối tượng môi trường.
5. Hiện nay, Trung tâm QT&ĐT MTPX, Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm là đơn vị duy nhất trong cả nước có đầy đủ chức năng, pháp lý thực hiện các hoạt động dịch vụ quan trắc, giám sát môi trường phóng xạ theo Nghị định 127/2014/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ. Phòng phân tích thí nghiệm đã được cấp chứng chỉ VILAS cho các hoạt động phân tích môi trường phóng xạ. Trung tâm có đầy đủ đội ngũ kỹ thuật để thực hiện các hoạt động điều tra, đánh giá và quan trắc môi trường phóng xạ có thể đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của các nhà quản lý và các đơn vị sản xuất. Vì vậy, Trung tâm cần tiếp tục nhận được sự quan tâm, phát triển theo hướng chuyên sâu về lĩnh vực môi trường các mỏ khoáng sản độc hại nói riêng và các loại hình mỏ khoáng sản khác.
Nguyễn Thái Sơn
Trung tâm Quan trắc và Điều tra Môi trường phóng xạ
Trung tâm Quan trắc và Điều tra Môi trường phóng xạ
NHỮNG NỘI DUNG KHÁC
- LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHẤT XẠ - HIẾM, 40 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
- MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ TRONG THỜI GIAN TỚI
- TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN VÀ PHÂN VÙNG TRIỂN VỌNG QUẶNG ĐẤT HIẾM Ở TÂY BẮC VIỆT NAM
- 40 năm xây dựng và phát triển Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm