Logo

XÂY DỰNG PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỚI ĐỂ KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ CỦA NGÀNH ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

In bài viết

(TN&MT) - Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà tại hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2021 và giai đoạn 2021 – 2025 của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, ngày 22/1.

Dự hội nghị còn Thứ trưởng Trần Quý Kiên; lãnh đạo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Tổng cục và đại diện lãnh đạo các Tổng cục, Cục, Vụ, Viện trực thuộc Bộ TN&MT.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Công tác điều tra cơ bản lớn đã có những dấu ấn

Báo cáo kết quả công tác năm 2020, ông Bùi Vĩnh Kiên – Phó Tổng cục trưởng thường trực Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cho biết: Trong năm 2020, Tổng cục đã xây dựng 6 văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm 2 Nghị định, 1 Chỉ thị và 4 Thông tư. Bên cạnh đó, Tổng cục đã hoàn thành xây dựng dự thảo, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông (Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020); hoàn thành xây dựng dự thảo, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 38/CT-TTg ngày 29/9/2020 về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản.

Tổng cục đã tổ chức tính, thẩm định và trình Bộ TN&MT phê duyệt 38 hồ sơ với tổng số tiền phê duyệt là 1.160 tỷ đồng, số tiền nộp lần đầu trên 304,6 tỷ đồng. Đặc biệt, tổ chức đấu giá thành công 2 khu vực khoáng sản quặng chì kẽm gồm khu vực Sơn Đô, xã Xuân Vân và khu vực Lũng Mơ - Đồng Chang, xã Tân Tiến tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang với giá trị mức thu tiền trúng đấu giá (Rđg) lần lượt là 4,2% và 2,4%.. Thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã lựa chọn được các tổ chức, cá nhân có năng lực về tài chính cũng như có kinh nghiệm trong hoạt động khoáng sản góp phần phát triển bền vững nền công nghiệp khai khoáng.

Công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản cũng được chú trọng, đến nay Tổng cục đã hoàn thành, lập báo cáo tổng kết 2 đề án Chính phủ. Đó là, Đề án “Điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền, để sông Hồng” và Đề án Thăm dò urani khu Pà Lừa, Pà Rồng, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Hiện Tổng cục tiếp tục triển khai thực hiện 4 đề án Chính phủ giao và một số đề án cấp Bộ Đề án Điều tra tổng thể về khoáng sản và hoàn thiện nền bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000 vùng Tây Bắc phục vụ quy hoạch phát triển bền vững kinh tế xã hội; Đề án Đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản vùng Trung Trung Bộ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Đề án Điều tra, đánh giá đặc điểm cấu trúc địa chất, địa chất công trình, đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng lãnh thổ, phục vụ xây dựng và phát triển hạ tầng dải ven bờ biển Việt Nam; Đề án Bay đo từ - trọng lực tỷ lệ 1:250.000 biển và hải đảo Việt Nam: Đã hoàn thành bay đo 25.000km2 khu vực biển Cà Mau.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên phát biểu tại Hội nghị

Năm 2021, tập trung thực hiện 4 nhiệm vụ

Ông Bùi Vĩnh Kiên cho biết, năm 2021 và giai đoạn 2021-2025, Tổng cục sẽ tiếp tục hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành 2 Nghị định được giao năm 2020 gồm: Nghị định Quản lý khoáng sản ở các khu vực dự trữ để phát triển các dự án trên mặt và Nghị định thay thế Nghị định số 22/2012/NĐ-CP quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Đồng thời phối hợp với Vụ Pháp chế hoàn thiện và trình Bộ trưởng ban hành 3 định mức kinh tế kỹ thuật và xây dựng; 23 tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam. Đồng thời, tập trung thực hiện 4 đề án Chính phủ theo kế hoạch vốn được giao; thực hiện kiện toàn bộ máy; đẩy mạnh hợp tác quốc tế; khoa học và công nghệ...

Góp ý cho các nhiệm vụ sắp tới của Tổng cục, nhiều ý kiến tập trung vào nguồn nhân lực của ngành; khó khăn, vướng mắc ở cơ chế tài chính… Ông Nguyễn Tiến Thành, Liên đoàn trưởng Liên đoàn Địa chất và Khoáng sản biển kiến nghị lãnh đạo Bộ, Tổng cục cần xem xét điều chỉnh hợp lý nguồn kinh phí giữa điều tra địa chất khoáng sản truyền thống, địa chất khoáng sản biển và địa chất ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Đối với điều tra địa chất khoáng sản truyền thống, cần chú trọng công tác phát hiện mỏ mới; địa chất khoáng sản biển cần điều tra đánh giá tiềm năng sa khoáng, khoáng sản làm vật liệu xây dựng vùng biển nông; địa chất ứng dụng cần chú trọng vào phục vụ các vấn đề nóng của đất nước... Đặc biệt, Tổng cục cần triển khai nhiệm vụ “Điều tra, hoàn thiện bản đồ địa chất các lòng sông chính vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ; đánh giá tổng thể tiềm năng cát sỏi và khả năng tàng trữ nước của lòng sông, phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội”.

Ông Bùi Vĩnh Kiên – Phó Tổng cục trưởng thường trực Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chỉ đạo, ngoài những định hướng trên, năm 2021, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cần thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm sau: Tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, đề xuất sửa đổi, bổ sung, xây dựng Luật Địa chất và Tài nguyên khoáng sản để thay thế Luật Khoáng sản; Nhiệm vụ lập báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; xây dựng dự thảo trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 02/NQ-TW; Nhiệm vụ lập báo cáo tổng kết Chương trình hành động thực hiện chiến lược khoáng sản và xây dựng chiến lược mới; Nhiệm vụ lập Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

“Năm 2021 cũng là thời điểm Tổng cục triển khai kiểm tra, rà soát nghiêm các quy định của Chính phủ liên quan đến cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục theo hướng cải cách, tinh giản, gọn nhẹ nhằm đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ trong thời gian tới”, Thứ trưởng Trần Quý Kiên nhấn mạnh.

Liên đoàn trưởng Liên đoàn Địa chất và Khoáng sản biển Nguyễn Tiến Thành phát biểu

Về lâu dài cần tái cấu trúc lại bộ máy để hoạt động tốt nhất.

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đánh giá, trong thời gian qua, mặc dù gặp nhiều biến động nhưng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ trong tìm tòi và thử nghiệm mô hình quản lý, tìm ra phương hướng thay đổi phù hợp với xu thế và yêu cầu đất nước. Công tác quản lý hoạt động khoáng sản đạt được những kết quả rõ rệt, khắc phục tình trạng cấp phép manh mún, tràn lan ở địa phương; các dự án điều tra cơ bản lớn đã có những dấu ấn, thành công góp phần vào các chương trình hoạch định chính sách của đất nước.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng, để đáp ứng yêu cầu đặt ra và khẳng định vị thế truyền thống lâu đời của mình, đã đến lúc ngành địa chất khoáng sản cần đổi mới, xây dựng lại hướng phát triển áp dụng tri thức khoa học công nghệ, nghiên cứu chuyên sâu khoa học trái đất để có những số liệu điều tra phục vụ các mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế, dân sinh, an ninh quốc phòng.

Hiện công tác khai thác cấp phép khoáng sản hiện nay vẫn chưa được quản lý chặt chẽ do nguồn lực, nhân lực còn khó khăn, do đó Bộ trưởng đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với các liên đoàn để vừa quản lý tốt về chính sách, vừa có đủ nhân lực giám sát kỹ thuật ở các địa phương tránh thất thoát, lãng phí. Đồng thời đánh giá, thẩm định chính xác được các nguồn tài nguyên hiện nay. Các đơn vị chuyên môn của Tổng cục, Bộ Tài nguyên môi trường cần họp bàn việc sửa đổi, bổ sung luật địa chất khoáng sản.

Thời gian tới, Lãnh đạo Tổng cục cần nghiên cứu từng điểm mạnh, yếu của các đơn vị thành viên, liên kết các đơn vị với nhau để tận dụng và phát huy những thế mạnh. Tập trung xây dựng được các dự án trọng tâm, dài hạn, đa mục tiêu để vừa nâng cao năng lực cán bộ vừa tạo ra được những sản phẩm quan trọng. Về lâu dài cần tái cấu trúc lại bộ máy để hoạt động tốt nhất.

“Chúng ta phải xác định lại mục tiêu, phương hướng phát triển, đối tượng phục vụ để từ đó khẳng định vai trò quan trọng của ngành địa chất khoáng sản. Lãnh đạo Bộ, Ban cán sự Bộ sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ để Tổng cục Địa chất khoáng sản Việt Nam hoàn thành được các mục tiêu đặt ra.” – Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Thay mặt Lãnh đạo, cán bộ, viên chức, người lao động Tổng cục Địa chất Khoáng sản VIệt Nam, Thứ trưởng Trần Quý Kiên ghi nhận những ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Hồng Hà. Thứ trưởng cho biết, nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Tổng cục năm 2021, giai đoạn 2021-2025 nặng nề, song với những thành tích đã đạt được, cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ TN&MT và tinh thần chủ động, phát huy tính sáng tạo của mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, Tổng cục ĐC&KS Việt Nam sẽ phấn đấu quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch công tác năm 2021, giai đoạn 2021-2025.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà và Thứ trưởng Trần Quý Kiên đã trao bằng khen và Cờ thi đua cho các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc.

NHỮNG NỘI DUNG KHÁC

Kỷ niệm 35 năm thành lập Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm 1978 - 2013
Hào khí Viêt Nam (Liên đoàn ĐỊa chất Xạ - Hiếm)
Văn nghệ Hội nghị Đại biểu Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm năm 2016
Phân tích mẫu trên thiết bị ORTEC GEM 30

Phân tích mẫu trên thiết bị ORTEC GEM 30

Hệ thống ICP-MS Agilent 7700x
Hệ thống ICP-MS Agilent 7700x
Nghiền mịn mẫu đất đá
Nghiền mịn mẫu đất đá

Hình ảnh liên đoàn

Copyrights 2017 Geological Division for Radioactive And Rare Elements. All rights reserved.